Skip Ribbon Commands
Skip to main content

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC Của Ban Chấp hành Công đoàn Ngành GTVT Hà Nam năm 2014

Các hoạt động khác  
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC Của Ban Chấp hành Công đoàn Ngành GTVT Hà Nam năm 2014
Căn cứ Điều lệ công đoàn Việt Nam; Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn GTVT Việt Nam và Chương trình Công tác của BCH nhiệm kỳ 2012- 2017; BCH Công đoàn Ngành GTVT Hà Nam xây dựng Chương trình công tác năm 2014

Căn cứ Điều lệ công đoàn Việt Nam; Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn GTVT Việt Nam và Chương trình Công tác của BCH nhiệm kỳ 2012- 2017; BCH Công đoàn Ngành GTVT Hà Nam xây dựng Chương trình công tác năm 2014 như sau:

1. Một số chỉ tiêu cơ bản:

- Phát triển đoàn viên công đoàn ở 100% lực lượng CNCVLĐ được tuyển dụng tại các đơn vị. Duy trì hoạt động ở 14 công đoàn cơ sở.

- Tập trung chỉ đạo để đảm bảo 90% số CĐCS đạt vững mạnh; 85% số đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ đạt danh hiệu Lao động tiến tiến, 90% trở lên nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp hàng năm.

- Phấn đấu bồi dưỡng, giáo dục, giới thiệu từ 5- 7 đoàn viên, CNVCLĐ cho Đảng xem xét kết nạp vào Đảng CSVN. Trong đó, CNLĐ trực tiếp đạt 20% trên tổng số đảng viên được kết nạp.

- Chỉ đạo 100% các cơ quan QLNN, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các HTX vận tải tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, đại hội CNVCLĐ, đại hội xã viên, ký kết thoả ước lao động tập thể.

- Phối hợp chỉ đạo, phấn đấu 90% công nhân lao động trong các doanh nghiệp, xã viên các HTX được tuyên truyền, học tập về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. 100% công nhân, xã viên làm việc trong môi trường có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được tập huấn về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ; phấn đấu 100% cán bộ, CNVCLĐ được học tập, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo quy định.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp số 1952/CTrPH- TLĐLĐVN- BVHTTDL ngày 15.11.2010 giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ VH- TTDL về xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ giai đoạn 2012- 2015.

2. Nhiệm vụ trọng tâm:

2.1. Thực hiện nhiệm vụ đại diện, tham gia quản lý Nhà nước về kinh tế- xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp: Chủ động và phối hợp kiểm tra, giám sát các cơ quan, doanh nghiệp các HTX chấp hành pháp luật đối với CNVCLĐ. Tích cực tham gia thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ- PCCN. Tham gia tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hoá nơi công sở, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp, đơn vị nhằm hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật lao động. Giải quyết và tham gia giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của người lao động, tranh chấp lao động. đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động tương thân, tương ái trong CNVCLĐ toàn Ngành.

2.2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh: Trọng tâm là thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH TW Đảng khoá X về xây dựng giai cấp công nhân Việt nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; các Nghị quyết của BCH TW Đảng khoá XI; Nghị quyết đại hội Đảng bộ Sở lần thứ V; Chương trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong CNVCLĐ. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ chính quyền, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thực hiện tốt chức năng giới thiệu đoàn viên ưu tú để đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng.

2.3. Tổ chức các phòng trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, CNVCLĐ: Mục tiêu thi đua chung của toàn Ngành năm 2014 là: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với phương châm "Đổi mới hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tăng tốc hơn nữa, phát triển hơn nữa". Năm 2014  phải là năm đột phá, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong công tác vận tải, kiểm soát tải trọng xe và chất lượng công trình giao thông để duy trì tốc độ phát triển cao, bền vững trên tất cả các lĩnh vực công tác của Ngành, tạo bước chuyển biến và tiền đề quan trọng cho những năm sau. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế và chương trình công tác hàng năm, Công đoàn Ngành phát động các phong trào thi đua cụ thể, thiết thực, gắn liến với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Ngành. Đổi mới hình thức tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, gương ngưòi tốt việc tốt trong các phòng trào thi đua nhằm huy động mọi nguồn lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức và mục tiêu phát triển của Ngành.

2.4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của Công đoàn phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn, điều kiện cụ thể của từng cơ sở đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. đẩy mạnh chương trình phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các Công đoàn cơ sở hiện có; xây dựng “Công đoàn cơ sở vững mạnh”. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Công đoàn. Duy trì tốt hoạt động kiểm tra, giám sát của UBKT Công đoàn các cấp. Nâng cao hiệu quả công tác tài chính Công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

2.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục vận động nữ đoàn viên CNVCLĐ: Thực hiện đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, phổ biến; đồng thời làm tốt công tác giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới. Phối hợp tổ chức có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phong trào học tập nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ trong nữ đàon viên và lao động nữ. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích ccực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” Hội LHPN Việt Nam phát động phù hợp với điều kiện của Ngành.

3. Các giải pháp thực hiện:

3.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của Ngành. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh các phong trào thi đua; làm tốt công tác vận động đoàn viên, CNVCLĐ tham gia xây dựng các Đảng, chính quyền, góp phần xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh toàn diện.

3.2. Tích cực đổi mới phương thức, lề lối làm việc và điều hành của các tổ chức Công đoàn; hướng về cơ sở, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của cơ sở để xây dựng phương tức chỉ đạo phù hợp, hiệu quả, khoa học, sáng tạo; Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn vững vàng, chuyên sâu, năng lực tổ chức thực hiện và tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao; có kỹ năng vận đông tập hợp quần chúng. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn

3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo Luật Công đoàn, phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong hoạt động kiểm tra giám sát. Giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại tố cáo, những vấn đề bức xúc. Nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên để có những giải pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả.

 3.4. Chú trọng các biện pháp thu hút, tập hợp CNVC và người lao động tham gia các hoạt động Công đoàn; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở, nhất là tại các Công ty cổ phần, các Hợp tác xã vận tải; nâng cao chất lượng công tác xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.

3.5. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định, các Công đoàn cơ sở cụ thể hoá bằng chương trình công tác, triển khai kịp thời, cụ thể, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng. Nâng cao ý thức trách nhiệm tham mưu, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, trong tổ chức thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao của BCH các Công đoàn cơ sở và đoàn viên.

3.6. Tranh thủ sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng uỷ Sở, BTV Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn GTVT Việt Nam; sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo Sở, các đơn vị trong Ngành, các tổ chức đoàn thể để triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội.

4. Tổ chức thực hiện:

Các Công đoàn cơ sở xây dựng Kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện theo Chương trình công tác của BCH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quna, đơn vị; thực hiện tốt lịch sinh hoạt, chế độ thông tin báo cáo về các lĩnh vực hoạt động của Công đoàn mình.

UBKT, Văn phòng Công đoàn làm tốt công tác tham mưu cho BCH, Ban Thường vụ Công đoàn theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

 Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Chương trình công tác. Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá, biểu dương điển hình, chấn chỉnh tồn tại, yếu kém