Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2025 của Sở Giao thông vận tải Hà Nam

Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển  
Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2025 của Sở Giao thông vận tải Hà Nam
Nhằm cụ thể hoá các nội dung trong Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Chính phủ, của tỉnh, Sở GTVT Hà Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2025.
     Để hoàn thành mục tiêu cải tạo, nâng cấp để nâng cao năng lực của mạng lưới đường bộ đáp ứng mức tăng trưởng vận tải trung bình 11% - 12%/năm. Đến năm 2030, xây dựng mới 01 Trung tâm Logistics cấp vùng quy mô khoảng 150ha và 02 Trung tâm logistics cấp tỉnh quy mô từ 10ha trở lên, Sở đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể: 
      Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tham mưu, ban hành các cơ chế,  chính  sách  nhằm  tạo  lập môi trường  chung  cho  phát  triển  các  ngành dịch vụ, trong đó tập trung tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển nền hành chính hiện đại, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số); thu hút đầu tư xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông tạo liên kết vùng. Tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công; tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; Tham mưu, phối hợp xây dựng chính quyền điện  tử hướng tới minh bạch, hoạt động có  hiệu lực, hiệu quả, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâmTừng bước nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá kết nối đến các Khu công nghiệp, Khu di tích lịch sử, khu du lịch, các trục chính phát triển không gian kinh tế cho các địa phương, các tuyến đảm bảo quốc phòng an ninh và phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực của tỉnh. Tích cực phối hợp với Bộ, ngành Trung ương để triển khai các dự án kết cấu hạ tầng giao thông có tính chất liên vùng, các trục giao thông kết nối các trung tâm dịch vụ trong và ngoài tỉnh, như: Tuyến đường nối vành đai 4-5, các trục hành lang kinh tế T1, T3, đường 68m, các tuyến giao thông đối ngoại kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21A, QL38, đường Ba Sao - Bái Đính... nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistic và vận tải. Phát triển dịch vụ logistic và vận tải phù hợp với quy hoạch, chủ trương và định hướng phát triển kinh tế-xã hội gắn với phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả; xác định dịch vụ logistic và vận tải là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa, dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.  Đẩy mạnh thu hút, khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ vận tải, cảng thông quan nội địa (ICD), dịch  vụlogistics đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, phục vụ tích cực cho hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cảng nội địa đã có chủ trương đầu tư, trọng tâm là Cụm cảng Yên Lệnh Hà Nam. Từng bước phát triển dịch vụ logistic và vận tải của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; thiết lập mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp (cảng cạn, kho, bãi hàng hóa) và các tuyến vận tải thu, gom hàng hóa trong khu vực; chú trọng phát triển, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ dịch vụ vận tải, logistic./.