Skip Ribbon Commands
Skip to main content

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN XÃ HỘI

Giao thông - vận tải Hà Nam 70 năm xây dựng và phát triển  
BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG  LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN XÃ HỘI

 

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các bộ ngành Trung ương, của tỉnh và toàn xã hội, hạ tầng giao thông đường bộ trên cả nước nói chung và hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Hà Nam đã được cải thiện đáng kể. Tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh vào các ngày Lễ, Tết, cuối tuần đã giảm hẳn. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp; thiệt hại về người và tài sản vẫn ở mức cao và về lâu dài đây vẫn là vấn đề xã hội đáng lo ngại nhất.

Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh từ năm 2010-2015:

 

Năm

Số vụ

Số người chết

Số  người bị thương

Số vụ

So sánh với năm trước (%)

Số người chết

So sánh với năm trước (%)

Số người bị thương

So sánh    với năm trước (%)

2010

243

- 5,8

113

- 6,36

150

- 6,8

2011

216

- 11,1

111

- 1,77

129

-14

2012

184

- 14,8

109

- 1,8

116

- 10

2013

178

- 3,3

107

- 1,83

106

- 8,6

2014

166

- 6,74

99

- 7,47

100

- 5,6

6T 2015

76

- 7,31

45

- ,17

54

- 5,26

 

Qua bảng thống kê trên ta thấy, tai nạn giao thông tuy đã được kiềm chế nhưng chưa bền vững, vẫn tiềm ẩn nguy cơ và chiều hướng diễn biến phức tạp; thiệt hại về người và tài sản còn rất nghiêm trọng. Nguyên nhân tồn tại của sự gia tăng tai nạn giao thông là do:

- Ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông vẫn còn yếu kém, thiếu tự giác nhất là tầng lớp thanh thiếu niên với các lỗi chủ yếu là chạy quá tốc độ quy định, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không đi đúng phần đường, làn đường… sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; một bộ phận tổ chức và cá nhân làm ăn sinh sống dọc hai bên tuyến đường giao thông cố tình lấn chiếm hành lang, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, họp chợ...

  - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thật thấm sâu vào ý thức tự giác chấp hành của người dân.Việc tuyên truyền chưa được làm thường xuyên, liên tục.

- Tình hình thực hiện quản lý, bảo vệ hành lang an toàn giao thông  theo Quyết định số 944/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 còn chậm, chưa xử lý triệt để. Tình trạng xe tải chở vật liệu quá tải, để rơi vãi và đậu đỗ tuỳ tiện vẫn diễn biến phức tạp; chưa có biện pháp xử lý xe quá tải trọng trong các mỏ khai thác vật liệu. Một số chủ doanh nghiệp vận tải, cảng, bến, mỏ chưa thực hiện nghiêm túc nội dung ký cam kết với UBND tỉnhvề chấp hành các quy định bốc xếp, vận chuyển hàng hóa đúng tải trọng. Các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án chưa xử lý các nhà thầu, đơn vị thi công tiếp nhận vật liệu xây dựng, sử dụng các xe quá tải trọng vẫn diễn ra, gây bức xúc trong nhân dân.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên  truyền, nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của mọi người khi tham gia giao thông, Ban ATGT tỉnh tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ tự quản tại các khu vực đông dân cư; cử người gác cảnh giới tại 10 vị trí giao cắt giữa đường bộ với đường sắt;phối hợp chặt chẽ các cơ quan truyền thông xây dựng chuyên mục ATGT; lắp đặt thí điểm hệ thống loa tuyên truyền tại 5 vị trí tại các nút giao có đèn tín hiệu trong thành phố Phủ Lý để nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành các quy định của pháp luật; phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện chương trình phối hợp hành động “vận động vận động cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tham gia công tác giữ gìn TTATGT” nhằm thực hiện hiệu quả các giải pháp với quyết tâm đảm bảo TTATGT, hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết, Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác bảo đảm ATGT; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch và chương trình hành động triẻn khai nhiều giải pháp cụ thể  để giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên, đã đề ra những chủ trương, giải pháp, biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình địa phương, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia công tác bảo đảm TTATGT. Tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt, song nếu chúng ta lơ là, chủ quan, tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ diễn biến phức tạp vì giải quyết vấn đề TTATGT là giải quyết vấn đề xã hội, đòi hỏi chúng ta phải làm quyết liệt, thường xuyên, kiên trì và đồng bộ.

Để hạn chế tối đa sự tổn thất về người và của diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên địa bàn tỉnh, mọi người hãy hiểu và có trách nhiệm nhắc nhở những người xung quanh: “ Bảo đảm trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội - Hãy tham giao giao thông có trách nhiệm với bản thân và với mọi người”. Nhiệm vụ đảm bảo TT ATGT, hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị. Thời gian tới, Ban ATGT tỉnh Hà Nam tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm sau:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:  Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể đối với công tác bảo đảm TTATGT.  Các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các giải pháp kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc chấp hành và gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và mọi người chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo của tỉnh đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Công tác tuyên truyền: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác bảo đảm TTATGT; để các tổ chức, cá nhân hiểu và đồng thuận với chủ trương của tỉnh, từ đó tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Công tác tuần tra, kiểm soát: Chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục tổ chức cưỡng chế, kiểm soát tải trọng xe 24/24 giờ trong ngày; Chuyển trạm cân lưu động ra quốc lộ 1A; xử dụng cân xách tay để kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện có xe quá tải nhiều; thực hiện cân tất cả các xe, tạo sự công bằng giữa các loại xe; đồng thời tập trung xử lý các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông như: vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn; đi sai phần đường làn đường; không đội mũ bảo hiểm; dừng đỗ xe trái quy định; tập trung vào đối tượng lái xe khách, xe tải nặng, xe contenơ; phương tiện thủy không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, không đăng kiểm, thiếu dụng cụ cứu sinh;

Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT: Tập trung vào quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), kiểm soát chặt chẽ công tác đăng kiểm phương tiện giao thông, tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm ATGT của các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác và trong quá trình thi công nâng cấp, bảo trì, sửa chữa; tăng cường công tác quản lý phương tiện vận tải nhất là vận tải hàng hóa.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ.

Tiếp tục rà soát, bổ xung trang thiết bị an toàn giao thông nhất là biển báo, vạch kẻ đường trên các tuyến đường; phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi là nguyên nhân gây TNGT.

Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhất là công tác quản lý hành lang, quản lý lòng lề đường, quản lý phương tiện vận tải.

 

Bùi Đức Tĩnh- Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh.