Hà Nam là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, đầu mối giao thông trọng điểm của trục giao thông chiến lược từ các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội đến các tỉnh phía Nam. Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển tương đối đồng bộ gồm các trục giao thông quan trọng là quốc lộ 1A, Quốc lộ 21A, 21B, 38, 38B, 37 và các tuyến Tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và tuyến đường sắt Bắc Nam, đường sắt chuyên dùng; các tuyến đường sông đã tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn, đa dạng.
Cách đây 70 năm, trong thời điểm sục sôi của cuộc Cách mạng tháng 8 mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 giành thắng lợi về tay nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước; ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Nghị định số 41 thành lập Bộ Giao thông công chính nằm trong Chính phủ lâm thời; Ty giao thông công chính Hà Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ đó. Năm 1946, trong Chỉ thị: Công việc khẩn bây giờ của chính quyền mới, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh: "Giao thông là mạch máu của tổ chức, Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì mọi việc đình trệ".
Thấm nhuần lời dặn của Người, các thế hệ cán bộ, CCVC, người lao động ngành GTVT Hà Nam cùng nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, mở đường thắng lợi, bảo đảm mạch máu giao thông thông suốt, góp phần chi viện đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN. Đặc biệt kể từ khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngành GTVT đã tích cực đổi mới toàn diện, từng bước ổn định tổ chức bộ máy, phát huy tiềm năng, thế mạnh của ngành, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN trong tình hình mới.
Sở GTVT đã tích cực tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải, quản lý chặt chẽ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông; công tác vận tải, đăng kiểm theo quy định. Đến nay đã đề nghị Bộ GTVT công nhận các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh là QL1A, QL21A, QL21B,QL38, QL38B, QL37; chuyển sông Châu Giang thành tuyến do Trung ương quản lý tạo tiền đề quan trọng để bảo trì và cải tạo nâng cấp sau này.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhất là về nguồn lực song được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh và Bộ GTVT, sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả của các ngành, các cấp, các địa phương và sự nỗ lực vươn lên của tập thể đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động đến nay, ngành GTVT Hà Nam đã có bước phát triển vững chắc và đạt được những thành tựu rất quan trọng. Tích cực tham mưu xây dựng, cải tạo nâng cấp xong các tuyến đường trọng yếu như QL1A, QL21A, QL38, QL37B, QL38B; hoàn thành xây dựng các cầu: Hồng Phú, Phủ Lý, Khả phong, Bồng Lạng, Ba Đa, Câu Tử, Kiện Khê, Nhật Tựu, Cấm Sơn, cầu Hợp Lý, cầu Phù Vân tạo hệ thống vượt sông liên hoàn; Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng. Phối hợp với Nhà đầu tư để triển khai các dự án tuyến tránh Phủ Lý, cầu Thái Hà, tuyến tránh Thị trấn Hòa Mạc. Phối hợp hoàn thành các dự án: Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đường Phủ Lý - Mỹ Lộc...hầu hết các công trình được thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lương, phát huy hiệu quả phát triển KTXH của địa phương và liên kết vùng.
Đi đôi với việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Sở đặc biệt quan tâm đến việc phát triển hệ thống GTNT, coi đây là một động lực quan trọng để đẩy mạnh CNH- HĐH nông thôn. Ngay những ngày đầu tái lập tỉnh năm 1997, ngành GTVT đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh phát động phong trào GTNT 2 năm với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đặc biệt từ năm 2010, Sở đã tham mưu cho Tỉnh phát động phong trào xây dựng đường GTNT gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; phong trào đã huy động được tổng nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, được đông đảo nhân dân và các doanh nghiệp, doanh nhân tích cực hưởng ứng đóng góp công sức, tiền của; đã tự nguyện tháo dỡ cả nhà bếp, công trình phụ và hiến hàng trăm m2 đất thổ cư, thổ canh để làm đường giao thông nông thôn(Hiến 309.054m2 đất; dịch 74.514m tường, rào; di chuyển, tháo dỡ 4,849 m2 nhà cửa, vật kiến trúc; tổng kinh phí tương đương 879,6 tỷ đồng trong đó Doanh nghiệp 4,6 tỷ; nhân dân đóng góp 875 tỷ; hoàn thành 1.700 km đường thôn xóm, 696 km nền đường ra đồng...)
Tính đến nay trên địa bàn đã xây dựng được mạng lưới giao thông đường bộ tương đối đồng bộ, gắn kết với khu vực và cả nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo ANQP địa phương với đường cao tốc 28,9km; đường QL: 217,2Km; đường tỉnh 249,2Km; đường Đô thị 107,19km; đường huyện 256,85km; đường xã 1.011,94km; đường thôn xóm 2.447,57km; đường trục chính ra đồng 1.051,1 km
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ngành GTVT Hà Nam còn rất quan tâm chú trọng đến công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông đường bộ, đường sông đảm bảo êm thuận, an toàn thông suốt, phục vụ đi lại của nhân đặc biệt là vào dịp lễ, tết, mùa lễ hội và mùa mưa bão.
Hoạt động vận tải có bước tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hóa, hành khách tăng trung bình hằng năm 10-15%. Đã tham mưu và triển khai thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với 07 tuyến, số lượng 74 xe; Đề xuất tham mưu triển khai phương án, thủ tục mở tuyến xe phục vụ nhu cầu đi lại của công nhân khu công nghiệp Đồng Văn (thu hút 33 đầu xe hoạt động). Quản lý và thực hiện đa dạng hóa các loại hình vận tải, công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, công tác đăng kiểm ngày càng đi vào nền nếp đáp ứng nhu cầu của nhân dân...
Thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban ATGT tỉnh, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo TTATGT, phấn đấu hằng năm TNGT giảm cả 3 tiêu chí, được Chính phủ biểu dương, khen ngợi.
Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất cơ quan, hoàn thành việc xây dựng và di chuyển Trung tâm Đăng kiểm PTGTVT với 02 dây truyền kiểm định; Bến xe trung tâm Tỉnh; Trụ sở nhà làm việc các Ban QLDA; cải tạo, nâng cấp sân trụ sở làm việc sở GTVT; Nhà CLB cầu lông; duy trì phong trào TDTT cầu lông, bóng bàn, tennis, cờ tướng tạo không khí thi đua, sôi nổi trong cán bộ CCVC, người lao động
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, ngành GTVT luôn quan tâm chú trong công tác xây dựng Đảng; coi đây là nhiệm nhiệm vụ then chốt, đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp thành chương trình hành động cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của ngành GTVT; thực hiện tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ đảng viên. Coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được gắn liền với công tác quản lý, giáo dục đảng viên, gắn với việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng.
Đảng bộ thực hiện lãnh đạo các Chi bộ trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định Điều lệ Đảng, đảm bảo các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ. Cùng với việc quán triệt và triển khai thực hiện Điều lệ Đảng (sửa đổi) khóa XI, các quy định, hướng dẫn về thực hiện Điều lệ Đảng, Đảng bộ tập trung chỉ đạo các chi bộ thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 10/CT-TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 05/HD-BTCTW, Hướng dẫn số 09/HD-BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Duy trì nề nếp chế độ họp và chất lượng sinh hoạt của BCH Đảng uỷ, các chi bộ đặc biệt từ năm 2013, sinh hoạt chuyên đề đã được tập trung chỉ đạo, Đảng bộ và các chi bộ đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề hàng năm với chỉ tiêu mỗi quý 01 chuyên đề; đã thực hiện sinh hoạt 44 chuyên đề trong toàn Đảng bộ.
Công tác phát triển đảng được coi trọng đặc biệt cả về số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng được xác định là tiêu chuẩn hàng đầu. Trong nhiệm kỳ đã đề nghị kết nạp được 32 đồng chí (đạt 128% KH), chuyển đảng chính thức cho 24 đồng chí; cử 40 quần chúng ưu tú đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Đảng ủy đã giới thiệu 100% đảng viên về tham gia nơi cư trú theo quy định 76 các đảng viên đều chấp hành nghiêm túc quy định, chủ trương ở nơi cư trú.
Đảng bộ Sở GTVT Hà Nam luôn coi trọng việc củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đảng viên, coi việc xây dựng Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Thực hiện kịp thời việc thành lập, giải thể, kiện toàn các chi bộ, cấp ủy chi bộ phù hợp với đặc điểm tình hình của Sở hoặc do có biến động về công tác cán bộ; tổ chức kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở lần thứ V(nhiệm kỳ 2010-2015); chỉ đạo thành công đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2013-2015; 2015-2018 theo đúng quy định của điều lệ Đảng.
Đảng bộ đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW 4(khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" Tổ chức kiểm điểm nghiêm tập thể, cá nhân trong Ban chấp hành Đảng bộ và lãnh đạo chỉ đạo cấp ủy, cá nhân theo quy định, sau kiểm điểm tập thể, cá nhân đã xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục, sửa chữa tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra. Đến nay, Đảng ủy, các chi bộ và cá nhân cơ bản khắc phục những khuyết điểm theo lộ trình đề ra.
Công đoàn ngành, Hội CCB, Đoàn Thanh niên đã phối hợp cùng với cấp ủy chính quyền thực hện tốt công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành luôn giữ vững danh hiệu vững mạnh và vững mạnh xuất sắc; hằng năm đều được cấp trên khen thưởng.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc đó, GTVT Hà Nam vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; Huân chương lao động hạng 1, 2, 3. Bộ GTVT, UBND tỉnh tặng nhiều Cờ, Bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đó là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước trước những cống hiến to lớn của Ngành, đồng thời đặt lên vai cán bộ công nhân viên toàn ngành trọng trách mới để xứng danh Anh hùng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ngành GTVT Hà Nam cũng nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế đó là: Việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách chưa nhiều; hệ thống vận tải thủy chưa phát triển; tình trạng vi phạm pháp luật TTATGT còn diễn biến phức tạp; tai nạn giao thông tuy có giảm những chưa bền vững...
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, với truyền thống của ngành và sự phát triển KTXH của tỉnh và đất nước, thời gian tới ngành GTVT Hà Nam tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tham mưu kịp thời có chất lượng việc xây dựng các Đề án, các văn bản quản lý Nhà nước về GTVT ở địa phương. Chủ động trong việc ban hành các văn bản quản lý, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về GTVT trên địa bàn. Tập trung vào các lĩnh vực: Quản lý TTATGT, quản lý kết cấu hạ tầng GTVT, quản lý vận tải-phương tiện người lái.
Hai là, Quản lý chặt chẽ Quy hoạch phát triển GTVT đã được phê duyệt. Thường xuyên rà soát để bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển KT- XH của Tỉnh và khu vực. Đẩy nhanh tiến độ trình duyệt các quy hoạch chi tiết. Chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án theo Chương trình công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Ba là, Tiếp tục tham mưu các cơ chế, chính sách, các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn nhất là vốn ngoài ngân sách, về GPMB, về quản lý GTVT để thực hiện các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng GTVT gắn với việc đảm bảo TT ATGT. Tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa kết cấu hạ tầng gắn với việc tăng cường quản lý chất lượng, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí;
Bốn là, Tham mưu và tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo TT ATGT, Thực hiện tốt vai trò của cơ quan thường trực Ban ATGT tỉnh; Tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng; công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX, Quản lý tốt các loại hình vận tải, phương tiện vận tải, nâng thị phần vận tải đường sông, vận tải khách công cộng; xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực vận tải; Thực hiện tốt công tác đấu thầu các dịch vụ công.
Năm là, Rà soát các quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ CCVC; bổ sung quy chế làm việc, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng cán bộ, CCVC của tỉnh.
Sáu là, đẩy mạnh cải cách hành chính; Quản lý chặt chẽ việc thu, chi tài chính; tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, quy chế dân chủ cơ quan, Chương trình hành động của Sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; Tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, CCVC; Quy tắc ứng xử của cán bộ, CCVC ngành GTVT; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo.
Bảy là, thực hiện tốt công tác tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng các Đoàn thể vững mạnh toàn diện; giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong ngành và trong từng đơn vị. Thường xuyên quan tâm xây dựng cơ chế mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa tổ chức Đảng, chính quyền và các đơn thể, phát huy dân chủ cơ sở, tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tự hào về những trang lịch sử được làm nên bởi các thế hệ đi trước, đội ngũ cán bộ, người lao động ngành GTVT Hà Nam hôm nay quyết tâm phấn đấu không ngừng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp nhiều hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Văn Khoái - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh
Bí thư Đảng uỷ; Giám đốc sở GTVT Hà Nam